Công nghệ sinh học. Tập 2 : Công nghệ sinh học tế bào

Tác giả : Vũ Văn Vụ
  • Lượt đọc : 78
  • Kích thước : 10.66 MB
  • Số trang : 185
  • Đăng lúc : 9 tháng trước
  • Số lượt tải : 106
  • Số lượt xem : 727
  • Đọc trên điện thoại :
Công nghệ sinh học đang là một khoa học mũi nhọn trong các khoa học sự sống. Cùng với Công nghệ thông tin, Công nghệ vật liệu mới, Công nghệ sinh học đang góp phần tích cực trong sự phát triển mọi mặt của xã hội loài người.
Công nghệ sinh học được hiểu như là các quá trình sản xuất ở quy mô công nghiệp có sự tham gia của các tác nhân sinh học (ở mức độ cơ thể, tế bào hay dưới tế bảo) dựa trên các thành tựu tổng hợp của nhiều bộ môn khoa học, phục vụ cho việc tăng của cải vật chất của xã hội và bảo vệ lợi ích con người.
Như vậy Công nghệ sinh học là một tập hợp các ngành khoa học (Sinh học phân tử, Di truyền học, Vi sinh vật học, Hoá sinh học và Công nghệ học) nhằm tạo ra các công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của sinh vật, tế bảo thực vật và tế bảo động vật.
Có thể chia Công nghệ sinh học thành bốn loại công nghệ sau :
• Công nghệ gen
• Công nghệ enzym và protein
• Công nghệ vi sinh vật
• Công nghệ tế bào thực vật và tế bào động vật
Công nghệ sinh học đại cương hay gọi là Nhập môn công nghệ sinh học và các chuyên đề của nó hiện đang là các môn học cốt lõi trong các hệ đảo tạo ở các bậc học Trung học phổ thông, Đại học và Sau đại học thuộc các ngành Khoa học sự sống. Ở nhiều trường Đại học ở nước ta Công nghệ sinh học được đào tạo như một ngành riêng, mặc dù là một ngành mới, nhưng là một ngành có rất nhiều triển vọng tốt đẹp.
Nhằm phục vụ kịp thời cho việc dạy và học môn học Công nghệ sinh học ở các bậc học, tập thể các tác giả : GS.TS. Nguyễn Mộng Hùng, GS.TS. Vũ Văn Vụ. Ths. Lê Hồng Điệp đã biên soạn giáo trình Công nghệ tế bào này.
Để đảm bảo tính logic của nhận thức, các tác giả đã trình bày phần 1 là các kiến thức về mối liên quan giữa cấu trúc và chức năng của tế bảo, sau đó đến phần 2 là các kiến thức về công nghệ tế bảo và những ứng dụng của công nghệ tế bào trong thực tiễn.
Các tác giả hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu học tập và tham khảo hữu ích cho các đối tượng là học sinh THPT, sinh viên đại học, cũng như các thầy giáo, cô giáo ở các trường phổ thông và đại học thuộc các ngành có liên quan đến khoa học sự sống.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn không khỏi có những thiếu sót, các tác giả sẵn sàng tiếp thu và cám ơn các ý kiến đóng góp của người đọc.

Thuộc bộ sách