Nền kinh tế của thế giới nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng được tạo thành từ ba khu vực kinh tế. Đó là khu vực I (Nông – lâm – thủy sản), khu vực II (Công nghiệp – xây dựng) và khu vực III (Dịch vụ). Mỗi khu vực đó lại có vai trò, quá trình hình thành và phát triển riêng.
Trong quá trình phân công lao động xã hội theo ngành, về đại thể, nông nghiệp là ngành xuất hiện sớm nhất, sau đó mới đến công nghiệp và dịch vụ. Cùng với tiến trình phát triển của xã hội, vai trò của nông nghiệp nói riêng và toàn bộ khu vực I nói chung trong nền kinh tế tuy có chiều hướng giảm sút, nhưng bản thân nội bộ từng ngành so với trước đây lại có những tiến bộ vượt bậc về chất. Nông – lâm – thủy sản trở thành các ngành không thể thay thế được trong xã hội.
Ở Việt Nam, các ngành này có vai trò đặc biệt quan trọng. Điều đó được thể hiện ở chỗ đã thu hút đông đảo lực lượng lao động xã hội, chiếm khoảng 1/5 GDP cũng như kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đến năm 2020, về cơ bàn nước ta trở thành một nước công nghiệp, nhưng không vì thế mà các ngành nông – lâm – thủy sản lại kém phát triển.
Về phương diện giáo dục và đào tạo, các ngành thuộc khu vực I đã được đưa vào chương trình giảng dạy hiện hành với mức độ khác nhau từ bậc học phổ thông (Địa lí lớp 9, Địa lí lớp 10 – 12), Đại học (các môn Địa li kinh tế – xã hội đại cương, Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam) cho đến bậc cao học (chuyên ngành Địa lí học).
Để góp phần đáp ứng nhu cầu của đông đảo giáo viên phổ thông, sinh viên, học viên cao học cũng như bạn đọc gần xa quan tâm đến Địa lí học, chúng tôi đã biên soạn và lần lượt xuất bản ở NXB Đại học Sư phạm các giáo trình Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam (2001 – tái bản lần thứ năm có chinh lí, bổ sung năm 2011). Địa lí kinh tế – xã hội đại cương (2005 – tái ban lần thứ sáu có chính li, bổ sung năm 2011). Địa lí dịch vụ Việt Nam tập 1 (2011) – tập 2 (2012). Tiếp theo các ấn phẩm trên, cuốn giáo trình Địa lí nông – lâm – thủy sản Việt Nam tiếp tục được biên soạn nhằm góp phần hoàn chỉnh bộ giáo trình về Địa lí kinh tế – xã hội ở trong phạm vi các trường Đại học Sư phạm.
Về tổng thể, cuốn giáo trình này bao gồm 3 phần. Phần một đề cập tới cơ sở li luận về địa lí các ngành nông – lâm – thủy sản nói chung, trong đó tổng quan ngắn gọn về quan niệm, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và một, hai hình thức tổ chức lãnh thổ tiêu biểu. Phần hai – trọng tâm của cuốn giáo trình, các tác giả tập trung trình bày Địa lí các ngành nông – lâm – thủy sản của nước ta với 4 chương (Tổng quan, Địa lí nông nghiệp, Địa lí lâm nghiệp, Địa lí thủy sản). Phần ba giới thiệu 7 vùng nông nghiệp với tư cách như sự phân hóa của ngành theo lãnh thổ.
Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã cố gắng đưa vào cuốn giáo trình những tài liệu mới nhất tính đến thời điểm những tháng đầu của năm 2012 cả về chuyên môn lẫn về số liệu. Riêng về số liệu thống kê, các tác giả đã sử dụng số liệu trong giai đoạn 1995 – 2010 để phân tích cho từng nội dung cụ thể. Tất cả các bản đồ trong cuốn sách là do ThS. Lê Anh Tuấn biên vẽ. Để góp phần cho việc biên soạn còn có công sức của các cộng tác viên: ThS. Lương Thị Duyên, ThS. Bùi Ngọc Đồng, ThS. Chu Thị Thanh Hiền, ThS. Hà Thị Liên, ThS. Vũ Ngọc Thắng. Ngoài ra, tập thể tác giả cũng tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau đã được công bố ở Trung ương cũng như ở địa phương nhằm làm tăng thêm chất lượng của giáo trình.
Nhân dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu – Trường ĐHSP Hà Nội; Ban Giám đốc cũng như biên tập viên và những người có liên quan của NXB Đại học Sư phạm đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của cuốn sách. Xin cảm ơn các đồng nghiệp tham gia biên vẽ bản đồ, các cộng tác viên cũng như các cơ quan và cá nhân các nhà khoa học về nguồn tư liệu đã được trích dẫn.
Hy vọng rằng cuốn giáo trình này sẽ nhận được sự quan tâm của các thầy cô giáo, sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Địa lí học cũng như của đông đảo bạn đọc.
Trong quá trình phân công lao động xã hội theo ngành, về đại thể, nông nghiệp là ngành xuất hiện sớm nhất, sau đó mới đến công nghiệp và dịch vụ. Cùng với tiến trình phát triển của xã hội, vai trò của nông nghiệp nói riêng và toàn bộ khu vực I nói chung trong nền kinh tế tuy có chiều hướng giảm sút, nhưng bản thân nội bộ từng ngành so với trước đây lại có những tiến bộ vượt bậc về chất. Nông – lâm – thủy sản trở thành các ngành không thể thay thế được trong xã hội.
Ở Việt Nam, các ngành này có vai trò đặc biệt quan trọng. Điều đó được thể hiện ở chỗ đã thu hút đông đảo lực lượng lao động xã hội, chiếm khoảng 1/5 GDP cũng như kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đến năm 2020, về cơ bàn nước ta trở thành một nước công nghiệp, nhưng không vì thế mà các ngành nông – lâm – thủy sản lại kém phát triển.
Về phương diện giáo dục và đào tạo, các ngành thuộc khu vực I đã được đưa vào chương trình giảng dạy hiện hành với mức độ khác nhau từ bậc học phổ thông (Địa lí lớp 9, Địa lí lớp 10 – 12), Đại học (các môn Địa li kinh tế – xã hội đại cương, Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam) cho đến bậc cao học (chuyên ngành Địa lí học).
Để góp phần đáp ứng nhu cầu của đông đảo giáo viên phổ thông, sinh viên, học viên cao học cũng như bạn đọc gần xa quan tâm đến Địa lí học, chúng tôi đã biên soạn và lần lượt xuất bản ở NXB Đại học Sư phạm các giáo trình Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam (2001 – tái bản lần thứ năm có chinh lí, bổ sung năm 2011). Địa lí kinh tế – xã hội đại cương (2005 – tái ban lần thứ sáu có chính li, bổ sung năm 2011). Địa lí dịch vụ Việt Nam tập 1 (2011) – tập 2 (2012). Tiếp theo các ấn phẩm trên, cuốn giáo trình Địa lí nông – lâm – thủy sản Việt Nam tiếp tục được biên soạn nhằm góp phần hoàn chỉnh bộ giáo trình về Địa lí kinh tế – xã hội ở trong phạm vi các trường Đại học Sư phạm.
Về tổng thể, cuốn giáo trình này bao gồm 3 phần. Phần một đề cập tới cơ sở li luận về địa lí các ngành nông – lâm – thủy sản nói chung, trong đó tổng quan ngắn gọn về quan niệm, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và một, hai hình thức tổ chức lãnh thổ tiêu biểu. Phần hai – trọng tâm của cuốn giáo trình, các tác giả tập trung trình bày Địa lí các ngành nông – lâm – thủy sản của nước ta với 4 chương (Tổng quan, Địa lí nông nghiệp, Địa lí lâm nghiệp, Địa lí thủy sản). Phần ba giới thiệu 7 vùng nông nghiệp với tư cách như sự phân hóa của ngành theo lãnh thổ.
Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã cố gắng đưa vào cuốn giáo trình những tài liệu mới nhất tính đến thời điểm những tháng đầu của năm 2012 cả về chuyên môn lẫn về số liệu. Riêng về số liệu thống kê, các tác giả đã sử dụng số liệu trong giai đoạn 1995 – 2010 để phân tích cho từng nội dung cụ thể. Tất cả các bản đồ trong cuốn sách là do ThS. Lê Anh Tuấn biên vẽ. Để góp phần cho việc biên soạn còn có công sức của các cộng tác viên: ThS. Lương Thị Duyên, ThS. Bùi Ngọc Đồng, ThS. Chu Thị Thanh Hiền, ThS. Hà Thị Liên, ThS. Vũ Ngọc Thắng. Ngoài ra, tập thể tác giả cũng tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau đã được công bố ở Trung ương cũng như ở địa phương nhằm làm tăng thêm chất lượng của giáo trình.
Nhân dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu – Trường ĐHSP Hà Nội; Ban Giám đốc cũng như biên tập viên và những người có liên quan của NXB Đại học Sư phạm đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của cuốn sách. Xin cảm ơn các đồng nghiệp tham gia biên vẽ bản đồ, các cộng tác viên cũng như các cơ quan và cá nhân các nhà khoa học về nguồn tư liệu đã được trích dẫn.
Hy vọng rằng cuốn giáo trình này sẽ nhận được sự quan tâm của các thầy cô giáo, sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Địa lí học cũng như của đông đảo bạn đọc.