Lễ Nghi Gia Đình

Tác giả : Dương Thu Ái
  • Lượt đọc : 10
  • Kích thước : 31.85 MB
  • Số trang : 204
  • Đăng lúc : 5 tháng trước
  • Số lượt tải : 152
  • Số lượt xem : 816
  • Đọc trên điện thoại :
Đất nước ta là một quốc gia có phép tắc lễ nghi. Từ mấy nghìn năm trước, tổ tiên của chúng ta đã xây dựng một hệ thống chế độ phép tắc lễ nghi rất hoàn thiện. Trong xã hội ta, phép tắc lễ nghi không bao giờ không tồn tại, xuất hành giữ lễ, ngồi nằm giữ lễ, yến tiệc giữ lễ, cưới hỏi mai táng giữ lễ, chúc thọ sinh con giữ lễ, chinh chiến cũng giữ lễ. Trong tiến trình phát triển lịch sử xã hội qua mấy nghìn năm của nước ta, phép tắc lễ nghi đã có những tác dụng không thể đánh giá hết được, thực sự đã trở thành một loại gien văn hoá lưu truyền lại hết đời này qua đời khác trong bản thân những con người của dân tộc ta. Cho tới ngày nay, phép tắc lễ nghi vẫn là một bộ phận quan trọng trong nền văn hoá dân tộc ta, cũng là một môn học vấn mà tất cả mọi người cần phải nắm vững trong đời sống thường ngày.
Phép tắc lễ nghi là cái gốc để lập thân, không có phép tắc lễ nghi thì không thể đứng vững được. Phép tắc lễ nghi là giấy chứng nhận thông hành để cho con người đi lại trong xã hội, vì vậy phép tắc lễ nghi là những quy phạm tối thiểu nhất yêu cầu mọi người phải cùng nhau tuân thủ nhằm duy trì cuộc sống bình thường trong xã hội của con người, đó là một loại hành vi chuẩn tắc được mọi người ước định lâu dần mà thành. Một con người nếu không biết giữ phép tắc lễ nghi mà xử sự vô lễ, không những sẽ bị mọi người chê cười khinh bỉ, chửi bởi nhục mạ, hơn thế, còn có thể khiến cho sự nghiệp, cuộc sống của bản thân mình sẽ gặp gian truân trắc trở ở khắp mọi nơi. Không có một người nào có thể yêu quý hoan nghênh một kẻ không biết giữ phép tắc lễ nghi. Trong xã hội ngày nay, con người chú trọng tới việc tu dưỡng lễ nghi, bởi vì lễ nghi là sự phản ánh tổng hợp của trình độ giác ngộ tư tưởng tu dưỡng đạo đức, diện mạo tinh thần và giáo dưỡng văn hoá của một con người. Thông qua trình độ vận dụng đối với lễ nghi trong đời sống xã hội của một con người, có thể quan sát biết được sự cao thấp về giáo dưỡng, trình độ văn minh và
mức độ đạo đức của con người đó như thế nào. Đối với cá nhân mà nói, nếu có phép tắc lễ nghi tốt đẹp, có thể giúp bạn phát triển càng tốt hơn trên cương vị công tác của mình: chỉ có sự biểu hiện thành thạo, vững vàng, thận trọng, lãnh đạo mới bằng lòng uỷ thác nhiệm vụ quan trọng cho bạn. Bạn thể hiện nhanh nhẹn tháo vát, giỏi giang lão luyện, thì người khác mới tin tưởng bạn có năng lực công tác. Bạn có lễ độ với lãnh đạo thì trong bản danh sách tăng chức mới có thể có tên bạn. Bạn đoàn kết tốt với đồng sự mới không thể bị bát quái gây hại, vấp phải những mũi tên ngầm bắn nén. Có phép tắc lễ nghi tốt đẹp còn là sự bảo đảm thành công trong thương trường của bạn: Biết rõ mà đón người đến, tiễn người về thì việc buôn bán mới có khả năng hoàn thành được. Đến nhà thăm hỏi thuận lợi thì việc hợp tác mới có khả năng tiến hành. Gọi điện thoại thông suốt thì công việc mới được xác định, tham gia hội nghị chuẩn bị đầy đủ, mới có thể giành được thành công lớn nhất. Đi ra ngoài làm việc, có chủ định thì mới có thể làm tốt được việc tuyên truyền đối phương, nhiệt tình phục vụ, mà khách hàng mới không oán trách. Ngoài ra có phép tắc lễ nghi tốt đẹp còn là nguồn gốc hạnh phúc trong đời sống của bạn. Biết rõ hình thức lễ nghi, ăn mặc khéo léo, cử chỉ nói năng nhã nhặn, lịch sự, thoải mái, ung dung sẽ giành được sự quý trọng của mọi người. Chú trọng tới việc thi hành lễ nghi sẽ dễ dàng và thuận lợi hoá giải được những sự cọ xát và mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình và bạn bè thân hữu, làm tăng thêm phần ngọt ngào và thi vị cho cuộc sống, cuộc đời.
Đối với một quốc gia, một dân tộc mà nói, việc chú trọng tới phép tắc lễ nghi, có thể nâng cao được tổ chất tư tưởng đạo đức và tố chất văn hoá khoa học cho cả một dân tộc. Người xưa nói "Quốc vô lễ bất nịnh”, “Quốc thương lễ tác quốc xương” có nghĩa là “Đất nước không giữ lễ sẽ không yên ổn", "Đất nước chuộng lễ tất sẽ giàu có hưng thịnh”. Phép tắc lễ nghi thoạt nhìn thì cho rằng đó là một sự việc nhỏ bé vạn vật cực kỳ bình thường, cực kỳ phổ thông trong đời sống và công tác thường ngày, thế nhưng trái lại nó đã đại diện cho một loại sức mạnh đạo đức rất sâu sắc, loại sức mạnh đạo đức này đã ngấm ngầm đổi thay thể hiện ra ở trên thân tất cả mọi công dân, nó sẽ có thể trở thành một loại tinh thần dân tộc to lớn, có thể phát huy chính khí, tăng cường sức đoàn kết, hun đúc tình cảm phong cách, làm trong sạch tâm linh. Chú trọng tới phép tắc lễ nghi, sẽ có thể củng cố và phát triển được trật tự sản xuất và đời sống của nhân dân, thúc đẩy được sự tiến bộ xã hội.
Theo đà xây dựng đổi mới của đất nước, nền văn hoá lễ nghi truyền thống của nước ta và nền văn hoá lễ nghi Phương Tây ngoại lai đang đụng độ va chạm, dung hoà, vứt bỏ lẫn nhau, đã hình thành một nền văn hoá lễ nghi hiện đại với bối cảnh nhất thể hoá toàn cầu đương kim. Những khái niệm, nội dung, hình thức và công năng của lễ nghi đã phát sinh ra nhiều biến đổi, chính vì vậy những con người hiện đại vừa cần phải hiểu biết lễ nghi quốc tế, như vậy mới có thể thành thạo tuyệt vời trong mọi trường hợp khác nhau. Một người không thể hiểu biết lễ nghi thương mại, không hiểu biết lễ nghi ngoại giao thì sẽ không có cách nào thích ứng được với xã hội hiện đại. Một người không hiểu biết gì về văn hoá lễ nghi truyền thống của đất nước thì sẽ bị người ta lên án gọi là kẻ mất gốc, quên mất tổ tiên cội nguồn.
Để thích ứng với dòi hỏi của xã hội hiện đại, con người hiện đại còn phải học tập phép tắc lễ nghi, hơn thế, lại còn phải giỏi vận dụng môn học vấn lễ nghi này. Học tập phép tắc lễ nghi không chỉ học tập các loại hành vi quy phạm của lễ nghi và những thể thức lễ nghi, mà là cần phải đồng thời coi trọng việc tu luyện nội tại, tu luyện hướng nội mới là một loại trí tuệ ở tầng sâu xa, mới có thể tu luyện ra những phong cách ưu tú lịch sự, những lễ nghi tốt đẹp, những khí phách phi phàm cộng với những nội hàm khác hẳn với mọi người. Những điều này trên cơ bản là nhất trí với lễ nghi quân tử của Nho gia trong thời đại cổ: Đó là cần phải nói năng và làm việc đúng mực, phong cách sang trọng nho nhã, hành vi nội ngoại hài hoà nhất trí, phản đối lễ nghi, bên ngoài phù phiếm viển vông, không có tinh thần chứa đựng ở bên trong. Ngày nay đang có rất nhiều người luôn miệng nói là học tập lễ nghi, thường là chỉ học một số hình thức bên ngoài mà không có sự tu dưỡng nội tại tốt đẹp, chỉ biết giơ tay, đá chân luôn luôn tỏ ra nông cạn, có khi ngược lại, còn khiến cho người ta cảm thấy làm bộ làm tịch, khéo mồm, khéo miệng. Khi học tập những phép tắc lễ nghi chúng ta cần phải tránh xa những khu vực sai lầm này.
Bộ sách "Lễ nghi thường thức" này sẽ giúp bạn đọc trở thành những người có đầy đủ những lễ nghi tốt đẹp, lan toả ra sức hấp dẫn ưu tú trang nhã nhất trong những cử chỉ nói năng và làm việc, ở bất cứ đâu đâu trong đời sống, trong cương vị công tác, trong thương trường... bạn đều nhận được sự hoan nghênh của mọi người.
Khổng Tử là bậc thánh nhân trong thời cổ đại đã từng nói: “Ngô nhật tan tỉnh ngô thân”, mỗi người ta phải kiểm tra, xem xét lại mình 3 lần, có thể nói đó là lời dậy mẫu mực muôn đời. Học tập lễ nghi cũng cần phải như vậy, chỉ có không ngừng tự mình phản tỉnh, phát hiện những thiếu sót của mình thì mới có thể không ngừng nâng cao được việc tu dưỡng lễ nghi để hoàn thiện bản thân mình. Học tập lễ nghi tu thân tu tâm, tự hoàn thiện mình là một môn học cần phải kiên trì suốt đời. Quá trình học tập phép tắc lễ nghi chính là một quá trình bồi dưỡng và tu luyện năng lực tự kiềm chế cảnh giác tâm linh, phá phách tinh thần của một con người, cũng chính là một quá trình đi theo hướng thành thục và vững vàng khẻo mạnh.
Hy vọng bạn đọc mỗi ngày dành thời gian để học lấy chút ít phép tắc lễ nghi, khiến cho lễ nghi tu thân cũng trở thành một loại thói quen trong đời sống, một loại sức mạnh nội tâm, một loại yêu cầu bức thiết trong cuộc đời của bạn.
Xin chân thành dâng hiến bạn đọc bộ sách quý giá này và thành thật cáo lời cùng bạn đọc với những sai sót đã xảy ra trong quá trình biên soạn và in ấn bộ sách này.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà nội mùa thu năm 2011
Nhà văn DƯƠNG THU ÁI và NGUYỄN KIM HANH