Trang chủ

Góp mặt cho đời

Tranh đấu cho lẽ công bằng

Dường như thật khá đơn giản để xác định điều gì có thể xem là thuộc về tôi và điều gì thuộc về chúng ta.
Nhưng quyết định thay cho cả một xã hội có thể phải mất nhiều thời gian, tư duy và tranh luận.
Đây là một thí dụ từ trải nghiệm của tôi.
Một ngày năm 1999 tôi bước vào thang máy trong một cao ốc văn phòng ở Seattle và gặp một người bạn cũ.
Khi tôi hỏi thăm về công việc thì ông ta giải thích rằng mình lâu nay làm việc với tư cách cố vấn cho một vấn đề đặc biệt.
Ông ta kể tiếp rằng dường như công việc của ông rốt cuộc sắp đi đến kết quả bằng một đạo luật mà Quốc hội giờ đây dường như chắc chắn sẽ hiệu lực hóa: hủy bỏ thuế bất động sản liên bang.
Lời nói của ông ta khiến tôi có cảm giác bải hoải.
Tôi không biết rằng lâu nay người ta đã có một nỗ lực mạnh mẽ và bài bản đến thế để hủy bỏ một sắc thuế mà tôi cho rằng công bằng và quan trọng là đã từ lâu được xem là một sự thể hiện công lý.
Tôi cho rằng một hệ thống thuế mà người giàu chi trả theo tỉ lệ tương ứng với phúc lợi họ được hưởng là cách công bằng nhất để tài trợ cho chính phủ.
Công dân của hầu hết các nền dân chủ phương Tây dường như đều đồng ý.
Trong những năm vận động cho luật thuế bất động sản, tôi được nhắc nhở liên tục rằng điều hết sức quan trọng là phải nghiên cứu mọi khía cạnh của một vấn đề để thu thập được càng nhiều cứ liệu càng tốt.
Tôi ngưỡng mộ nhưng công khai chỉ trích sự khôn ngoan của những người đòi hủy bỏ khi họ gọi sắc thuế này là “thuế tử thần.
”Tôi nghĩ cụm từ chính xác hơn là thuế “thừa kế.
” Đây là một sắc thuế đánh vào những người thừa kế - như nhiều sắc thuế khác - khi của cải được chuyển nhượng.
Rõ ràng sắc thuế này đã làm tốt vai trò của nó đối với nền cộng hòa trong khoảng một trăm năm.
Tôi không thấy một lý do thuyết phục nào để hủy bỏ nó.
Có một loạt lý lẽ vững chắc để ủng hộ việc duy trì sắc thuế này.
Chuck Collins và tôi đã vạch ra hầu hết các ý đó trong cuốn sách của chúng tôi “Của cải và sự thịnh vượng của chúng ta.
” Sách đã trích dẫn lời của những người cha lập quốc và nhiều nhà tư tưởng nổi bật khác lên tiếng, soạn thảo và ủng hộ cho các sắc thuế như thế trong nhiều năm.
Tổng thống Theodore Roosevelt, chẳng hạn, đã nói một cách say sưa về quan hệ của thuế bất động sản với các lý tưởng về công bằng và công lý trước khi nó được thông qua năm 1916.

Một số người tranh biện cho thuế này đã viện lẽ rằng nếu không có thuế này thì những công dân ít khả năng nhất có thể phải trả nhiều tiền hơn để chính phủ có thể đảm đương vai trò của họ: xây dựng quân đội, đường xá và trường học, cùng nhiều thứ khác.
Vào lúc chuyển tiếp sang thế kỷ này, chúng ta đang ở trong tình trạng không hay ho gì của việc gần như có một tầng lớp quý tộc kinh tế trong xứ sở với khoảng cách ngày càng xa giữa người rất giàu và các công dân bình thường.
Nói theo Warren Buffett, một trong những người Mỹ giàu nhất và ủng hộ mạnh mẽ nhất thuế bất động sản gần đây, các nhóm ở dưới đáy và ở giữa ngày nay đang mất dần vị thế và không nên để tình hình diễn ra như thế.
Đó chính là viễn cảnh tôi thấy sẽ xảy ra nếu hủy bỏ thuế bất động sản.
Người giàu sẽ giàu hơn; các gia đình thu nhập trung bình và thấp sẽ ngày càng khó khăn hơn để vươn lên.
Và điều đó sẽ đánh thẳng một đòn vào giấc mơ Mỹ, khi người ta có thể vận dụng tài năng và sức lực để gây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

Bình luận