Trang chủ

Góp mặt cho đời

Làm thế nào một lỗ thủng hàng rào lại biến một cậu bé nghèo thành nhà thơ

Cuộc trao đổi ấy khiến tôi lần đầu nghĩ đến một ý tưởng thiết tha: tất cả nhân loại âu cũng hợp nhất. Pablo Neruda.

Tôi còn nhớ mình đã xúc động với những gì nhà thơ đoạt giải Nobel đã viết về sức mạnh của một người láng giềng tử tế.

Theo tác giả Lewis Hyde, Neruda đã kể rằng một hôm, khi còn là một cậu bé lớn lên ở miền nam Chile, ông đang chơi trong sân sau nhà và nhìn qua một lỗ thủng ở hàng rào.

Thế rồi, cảm thấy có chuyện gì đó sắp xảy ra, ông lùi lại.

Ngay lúc đó ông nhìn thấy một thứ thò qua lỗ thủng đó. Đó là bàn tay của một cậu bé cùng trang lứa.

Một khoảnh khắc sau, bàn tay biến mất. Nhưng thay vào đó là một món quà. Một con cừu đồ chơi nhỏ nhắn và đã cũ sờn làm Neruda cảm thấy như phép màu.

Phản ứng của cậu bé là cầm lấy con cừu và đi tìm một món khác để đặt lại vào bên kia hàng rào, hầu đánh đổi.

Nhiều năm sau, ông đã viết về cuộc trao đổi ấy. Ông nói:

Tình cảm của những người ta thương yêu cũng như lửa sưởi ấm đời ta. Nhưng tình cảm của những người ta không quen biết... là một điều gì đó còn lớn lao và đẹp đẽ hơn bởi vì nó làm rộng mở ranh giới con người và hợp nhất mọi sinh linh.

Neruda đã dám nói rằng thi tài của ông có lẽ là một món quà để đáp lại thế giới này, sau khoảnh khắc có được mối liên hệ thân mật với một cậu bé ông chưa bao giờ gặp.


Khó mà tưởng tượng được giới hạn của những món quà mà những người láng giềng của chúng ta ở các nước đang phát triển một ngày kia sẽ đáp lại nếu chúng ta giải quyết được sự chênh lệch khủng khiếp và sự bất bình đẳng thái quá đang tồn tại giữa lối sống của chúng ta và của họ.

Bình luận