Trang chủ

Góp mặt cho đời

Sánh bước với những người khổng lồ

Một trong những cái tên đứng đầu bất kỳ danh sách người khổng lồ nào về lòng nhân ái là “Rockefeller.
”Khi bắt đầu đọc về Rockefeller tôi nhận ra rằng có một chút liên hệ nhỏ bất ngờ giữa các gia đình chúng tôi.
Điều đầu tiên là người đã giúp John D.
Rockefeller hình thành đường lối hoạt động từ thiện là một đồng nghiệp tên Gates.
Frederick Gates không có họ hàng với gia đình tôi, nhưng cũng xem trọng giá trị của sự làm việc chu đáo.
Ông tham vấn rất nhiều chuyên gia và kể rằng đã đọc hàng trăm sách để tổng hợp thành ý tưởng cho hoạt động từ thiện của Rockefellers.
Khi tôi đọc về công trình của Frederick Gates, thì Trey đang bắt đầu đọc ngấu nghiến mọi thứ có được về những vấn đề mà cậu ta và Melinda hy vọng giải quyết được bằng hoạt động từ thiện của họ.
Trong nghiên cứu của tôi, tôi phát hiện ra rằng chính con trai của John D.
Rockefeller - John D.
, Jr.
- là người phụ trách việc tiêu tiền của cha vào mục đích từ thiện.
Và tôi thắc mắc không biết mình có phải là người cha duy nhất trong lịch sử ngành từ thiện đi tiêu tiền của con.
Gia đình Rockefeller đã làm quá nhiều điều cho quá nhiều người mà không gì có thể kể hết được.
Bất cứ nơi nào chúng tôi đến trong lĩnh vực y tế toàn cầu, chúng tôi đều thấy rằng nhà Rockefeller đã đến rồi và đã đến trước từ nhiều năm.
Khi lao vào lĩnh vực tiêm chủng cho trẻ em, chúng tôi thấy mình đang hoạt động trên nền tảng những nỗ lực mà Quỹ Rockefeller đã góp phần khởi động và tài trợ trong thập niên 1980.
Khi quan tâm đến việc bài trừ sốt rét và lao, chúng tôi biết rằng Quỹ Rockefeller đã nghiên cứu việc phòng chống và điều trị các bệnh đó trên thế giới, trong một số trường hợp, đã cả trăm năm nay rồi.
Trong trường hợp HIV/AIDS, họ cũng chủ động như vậy.
Một bài học chúng tôi học được từ quá trình nghiên cứu và làm việc với Quỹ Rockefeller là để theo đuổi được những mục tiêu táo bạo, ta cần có những đối tác tâm đầu ý hợp.

Và tôi biết được rằng những mục tiêu ấy không đạt được trong một sớm một chiều.
Quỹ Rockefeller đã theo đuổi những vấn đề gai góc suốt nhiều thế hệ.
Không ở đâu mà điều đó đúng bằng trong lĩnh vực nông nghiệp, nơi họ đã dày công phát triển năng suất, cứu trợ cho nạn đói và đưa người nghèo thoát khỏi bần cùng.
Vào đầu thế kỷ 20, khi nông thôn miền Nam nước Mỹ trông tựa như một nước đang phát triển, họ đã trợ giúp kiểm nghiệm những vụ mùa mới và bảo trợ những ngôi trường lưu động, nơi các vợ chồng nông dân nghèo da đen có thể học mọi thứ từ các phương pháp nông nghiệp hiện đại nhất cho đến cách bảo quản thực phẩm bằng hộp thiếc.
Trong giai đoạn thập niên 1940 đến 1960, Quỹ Rockefeller và Quỹ Ford, hợp tác với chính phủ các nước đang phát triển, đã làm chuyển biến phương pháp canh nông ở châu Mỹ Latin và châu Á.
Công trình này - về sau được gọi là Cách mạng Xanh - đã làm tăng gấp đôi sản lượng lương thực tại thế giới đang phát triển, đẩy lùi nạn đói và cứu hàng trăm triệu người.
Năm 1970, nhà khoa học của Quỹ Rockefeller đã đi đầu công cuộc ấy, tiến sĩ Norman Borlaug, đã được trao giải Nobel Hòa bình.
Với cảm hứng từ thành công của Quỹ Rockefeller, quỹ của chúng tôi đã gia nhập cùng họ để phát động một cuộc Cách mạng Xanh mới tại châu Phi.
Lịch sử cho thấy không một nước nào, dù lớn hay nhỏ, có thể thoát khỏi đói nghèo mà không nâng sản lượng nông nghiệp.
Chúng tôi kỳ vọng rằng, trải qua thời gian, nông dân châu Âu sẽ có thể sản xuất lương thực nhiều gấp hai, ba lần hiện nay và bán đi phần thừa.
Tất cả những điều này sẽ giúp hàng chục triệu người ở vùng Hạ Sahara của châu Phi có đời sống thịnh vượng hơn.
Để đạt được mục tiêu táo bạo ấy cần phải có những vụ mùa mới bền vững và đa dạng hơn để hình thành các thị trường hàng hóa mà ngân hàng thương mại sẽ muốn cho nông dân vay tiền với lãi suất thấp.
Ngoài ra cũng phải tạo thị trường mới, thoát khỏi mục tiêu sinh kế, tập trung vào các nông dân nhỏ và làm chuyển biến các nước châu Phi là vai trò nhà nhập khẩu thành nhà xuất khẩu.
Chúng ta đang xác định những con người chúng ta nghĩ rằng có cơ hội tốt nhất để thành công và giúp họ có được kỹ thuật và tri thức cần thiết.
Những người như Josephine, nhà kinh doanh hạt giống người Uganda đã đến Harvard để diễn thuyết về mô hình kinh doanh hạt giống bán sỉ đang phát đạt mà cô khởi nghiệp tại nhà mình.
Nhiều doanh nghiệp như của Josephine có thể không tồn tại nếu không có những thành quả của Quỹ Rockefeller.

Một số người cho rằng truyền thống nhân đạo của Rockefeller có thể bắt nguồn từ mẹ của ông, Eliza Davidson Rockefeller, một phụ nữ mộ đạo đã nuôi các con trở thành những tín đồ Cơ đốc đầy nhiệt huyết.
Tôi nghĩ có thể bà Rockefeller sẽ thích thú gặp Josephine như tôi bây giờ và biết rằng những giá trị truyền qua sáu thế hệ con cháu của bà đã giúp những người phụ nữ ấy nuôi sống gia đình, cải thiện hoàn cảnh và mở ra triển vọng cho xứ sở của họ.
Khi đọc Câu chuyện Quỹ Rockefeller của tác giả Raymond Fosdick—lịch sử 50 năm đầu tiên hoạt động từ thiện của gia đình Rockefeller—tôi đã tìm được nhiều câu chuyện muốn chia sẻ.
Nhưng có một chuyện tôi sẽ nhớ mãi.
Trong thập niên 1940 hai người đàn ông sống tại Đức và chết trong tại tập trung người Do Thái đã để lại những khoản tiền lớn cho Quỹ Rockefeller.
Một người là bác sĩ và người kia là một nhà công nghệ.
Họ không biết nhau.
Và quỹ này cũng không biết họ.
Người ta chỉ có thể giả định rằng trong những giờ phút tăm tối, hai người này đã trông mong vào Quỹ Rockefeller như tổ chức duy nhất đáng để họ tin cậy.
Nếu nhiều năm sau này, Quỹ Bill & Melinda Gates dấy lên được một sự tin cậy đến dường đó ở đâu đó trên đời này, khi ấy chúng tôi biết rằng mình đã làm được việc.

Bình luận