Trang chủ

Bí mật Toán học

Điền Kỷ đua ngựa vì sao mà thắng?

Kỳ vương và đại tướng quân Điền Kỷ tổ chức một trận đua ngựa. Họ thoả thuận : hai bên mỗi bên đưa ra ba loại ngựa “thượng, trung, hạ” mỗi loại một con. Mỗi lần tổ chức ba trận đua, bên thua sáu mỗi trận phải đưa cho đối phương 1000 lạng tiền vàng. Do ngựa của Kỳ Vương so với ngựa cùng đẳng cấp của Điền Kỷ đều tốt hơn một bậc, mà trong mỗi một trận đua, hai bên đều dùng ngựa cùng đẳng cấp tham gia, kết quả Kỳ Vương thắng liền ba trận, nhận được 3000 lạng tiền vàng.

Không bao lâu sau, Kỳ Vương lại mời Điền Kỷ tham gia đua ngựa. Điền Kỷ cảm thấy khó xử, một mặt ý chỉ của Kỳ Vương không dễ từ chối, mặt khác lại tham gia lần nữa tất lại thua chứ không thắng.

Quân sư dưới trướng của Điền Kỷ là Tôn Tẫn là một nhà quân sự tài hoa. Ông đã nghĩ ra cho Điền Kỷ một kế : dùng ngựa hạ đẳng của mình để đua với ngựa thượng đẳng của Kỳ Vương; dùng ngựa thng đẳng của mình đua với ngựa trung đẳng của Kỳ Vương, dùng ngựa trung đẳng của mình đua với ngựa hạ đẳng của Kỳ Vương. Trận đua bắt đầu, con ngựa đầu tiên của Kỳ Vương vượt lên rất xa, Kỳ vương thấy con ngựa của đối phương hết sức thảm hại thì vui mừng vô kể. Nhưng chẳng ngờ không lâu, trong trận đua thứ hai, ba, ngựa đua của Điền Kỷ đều thắng cả. Kỳ Vương thua phải đưa cho điền kỷ 1000 lạng tiền vàng. Đáng cười là, Kỳ Vương thua tiền nhưng vẫn không hiểu được vì sao lại thua.

Thế thì, Điền Kỷ đã thắng thế nào? Hoá ra Tôn Tẫn đã nắm rõ được đối sách của Kỳ Vương, ông nhận định Kỳ Vương sau khi thắng trận đua thứ nhất, sẽ không dại thay đổi tuần tự ngựa, vẫn xuất ngựa theo thứ tự (thượng, trung, hạ) tham gia đua. Thế là, Tôn Tẫn bèn áp dụng đối sách tương ứng dựa vào ưu thế ngựa của Điền Kỷ nhanh hơn một chút so với ngựa đẳng cấp kém hơn của Kỳ Vương, bỏ đi một trận nhưng lại nắm được cơ hội ở hai trận còn lại, nhận được chiến thắng cuối cùng. Sách lược của Tôn Tẫn có thể thành công được chính là ở chỗ ông dự tính chính xác đối sách của đối phương.

Bình luận