Trang chủ

Bí mật Toán học

Bạn có biết “thiên can địa chi” là gì không?

Có lẽ bạn thường nghe thấy mọi người nói đến “thiên can địa chi”, “một Giáp Tý là 60 năm”... nhưng có thể bạn không biết được nó có ý nghĩa gì! Vậy thì để chúng tôi cùng nói cho bạn biết nhé, “thiên can địa chi” được gọi tắt là “can chi”, đây là phương pháp nhớ năm của Trung Quốc cổ đại.

Bây giờ chúng ta hay dùng dương lịch của phương Tây để tính năm, ví dụ như năm nay là năm 2005, cách nhớ năm thông dụng như thế này được tính từ khi chúa Jesus ra đời. Còn cách tính năm theo “can chi” là phương pháp của Trung Quốc cổ đại.

Vậy trước tiên chúng ta hãy xem “thiên can” là cái gì? 10 chữ Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý được gọi là thiên can. Địa chi có 12 chữ, lần lượt là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Sự kết hợp giữa 10 chữ của Thiên can và 12 chữ của Địa chi sẽ tạo thành “Thiên can địa chi”, ví dụ như Giáp Tý, Bính Thìn, Kỷ Mùi, Tân Dậu...

Bạn có lẽ sẽ hỏi vậy thiên can có 10 chữ kết hợp với địa chi có 12 chữ, số lượng hai bên không bằng nhau thì làm sao kết hợp theo thứ tự được? Thì ra nó được kết hợp như thế này : sau khi 10 chữ thiên can kết hợp với 10 chữ địa chi tương ứng thì lúc này địa chi vẫn còn dư ra 2 chữ, là Tuất và Hợi, khi đó lại dùng thiên can kết hợp với hai chữ địa chi còn lại thì sẽ có Giáp Tuất, Ất Hợi; nhưng lúc này 12 chữ của Địa chi đều đã kết hợp nhưng Thiên can lại chỉ kết hợp có hai chữ, vậy còn 8 chữ nữa? Vậy thì lại kết hợp 8 chữ còn lại của Thiên can với Địa chi từ đầu một lần nữa, kết hợp như vậy một lần nữa cho đến khi thiên can và địa chi toàn bộ kết hợp với nhau thì mới thôi. Bạn nghĩ xem, vậy phải dùng bao nhiêu lần thiên can và bao nhiêu lần địa chi? Trên thực tế, đây là bội số nhỏ nhất của thiên can và địa chi, tức là bội số nhỏ nhất của 10 và 12, tức là 60, vì thế thiên can địa chi tổng cộng là 60, sử dụng 6 lần thiên can, 5 lần địa chi. Chúng ta đã biết đổi đầu tiên là Giáp Tý, vậy năm đó gọi là năm Giáp Tý, 60 năm sau một vòng tuần hoàn can chi kết thúc, năm thứ 61 lại là năm Giáp Tý, vì thế mà gọi “một Giáp Tý là 60 năm”, đến đây thì các bạn đều rõ rồi nhỉ!

Ví dụ như trong lịch sử Trung Quốc có biến pháp Mậu Tuất nổi tiếng (năm 1898), tức là sự kiện đó xảy ra vào năm Mậu Tuất, 60 năm sau là năm 1958 cũng là năm Mậu Tuất. Lại ví dụ như cuộc cách mạng Tân Hợi cũng của Trung Quốc do Tôn Trung Sơn lãnh đạo, bởi vì năm 1911 là năm Tân Hợi, nên gọi đó là cuộc cách mạng Tân Hợi. Vậy thì năm à năm gì nhỉ? Lẽ dĩ nhiên lại là năm Tân Hợi, bởi vì can chi cứ 60 năm lại quay vòng một lần.

Năm 2000 là năm Canh Thìn, lại còn gọi là năm Rồng. Bởi vì cầm tinh được tính theo địa chi : Tý tức là chuột, Sửu là trâu, Dần là hổ, Mão là mèo, Thìn là rồng, Tỵ là rắn, Ngọ là ngựa, Mùi là dê, Thân là khỉ, Dậu là gà, Tuất là chó, Hợi là lợn. Vậy thì địa chi của năm Canh Thìn là chữ Thìn cho nên năm đó là năm rồng, đó là lý do vì sao người ta còn gọi năm 2000 là năm rồng.

Cách ghi năm theo can chi là một cách ghi năm tương đối khoa học của thời xưa để lại, chính vì thế nó vẫn còn được lưu truyền tới ngày nay.

Bình luận