Trang chủ

Bí mật Toán học

Đông Đông đi từ nhà đến trường, đi xe buýt số 1 hoặc số 4, nhưng tại sao Đông Đông luôn luôn cảm thấy lúc đi xe số 1 nhiều hơn nhỉ?

Hằng ngày Đông Đông đi từ nhà đến trường có hai con đường xe buýt từ cổng nhà đến trước cổng trường học là số 1 hoặc số 4. Số xe buýt của hai con đường này là như nhau, đoạn đường từ nhà Đông Đông đến trường học cũng bằng nhau, hơn nữa đều cứ cách 15 phút là có một chuyến xe. Đông Đông hầu như ngày nào cũng đi xe buýt đi học, thời gian lên cũng không cố định, nhìn thấy xe buýt nào đến thì nhảy lên xe đó. Đáng lý ra cơ hội cậu bé đi hai xe buýt là như nhau tức là muốn nói số lần đi hai loại xe buýt này cũng gần gần như nhau nếu không nói là hoàn toàn như nhau.

Nhưng trong thực tề thì không phải như vậy, Đông Đông luôn cảm thấy lúc đi xe buýt số 1 nhiều hơn. Sau này, Đông Đông mới ghi lại số lần đi xe buýt, sau một tháng ghi chép phát hiện ra rằng số lần đi xe buýt số 1 chiếm tới 80%, số lần đi xe buýt số 4 chỉ chiếm 20% tổng số. Điều này thật là kỳ lạ, tình hình vận chuyển của hai tuyến xe buýt đều như nhau, làm sao lại xuất hiện điều này được

Đông Đông không biết lý giải thế nào nên đi hỏi thầy giáo. Thì ra cứ mỗi chiếc xe buýt số 4 đi qua thì cách 12 phút sau mới có 1 chiếc xe buýt tuyến số 1 đến, mà cứ mỗi chiếc xe buýt số 1 đi qua thì cách 3 phút sau lại có 1 chiếc xe buýt tuyến số 4. Bây giờ thầy giáo chia số thời gian Đông Đông đợi xe thành rất nhiều đoạn 15 phút, thế thì nếu Đông Đông trong bất kỳ phút nào trong vòng 12 phút đầu Đông Đông đến bến xe thì nhất định sẽ đi tuyến xe số 1; chỉ có trong vòng 3 phút sau nếu cậu ta đến bến xe mới đi xe số 4. Như vậy, cơ hội trong 12 phút đầu đến bến xe chính là 12/15 = 80% còn cơ hội đến bến xe trong 3 phút sau chỉ có 3/15 = 20%. Đây chính là nguyên nhân vì sao số lần cậu đi xe buyt tuyến số 1 lại nhiều gấp 4 lần số lần cậu đi xe buýt tuyến số 4.

Sau khi được thầy giáo giảng giải, Đông Đông mới vỡ lẽ ra, không phải nguyên nhân nào khác mà chính là vì sự khác biệt giữa thời gian khoảng cách đợi xe giữa tuyến số 4 - số 1 - số 4. Đông Đông lại nghĩ tiếp, nếu khoảng cách đợi xe giữa tuyến số 1 - số 4 - số 1 lần lượt là 12 phút, 3 phút thì cậu sẽ có 80% cơ hội đi xe buýt số 4 mà không phải tuyến xe số 1. Vậy nếu thời gian cách nhau giữa hai tuyến là như nhau tức mỗi cái chiếm 50% thì chẳng phải sẽ không cảm thấy số lần của xe tuyến nào nhiều hơn sao?

Đông Đông rất thích quan sát sự vật, rất ham hiểu biết và phát hiện vấn đề. Sự việc mà cậu thắc mắc lần này trong toán học gọi là xác. suất. Xác suất là một chi ngành trong toán học chuyên nghiên cứu tần suất xảy ra các sự kiện một cách ngẫu nhiên, là một ngành khoa học vô cùng thú vị.

Bình luận