Trang chủ

Thái Căn Đàm

HỌA PHÚC SƯỚNG KHỔ CHỈ CÁCH NHAU MỘT Ý NGHĨ

HỌA PHÚC KHỔ LẠC, NHẤT NIỆM CHI SAI

Hạnh phúc và họa hoạn của đời người đều do những dục vọng tạo nên, vì vậy Thích Ca Mâu Ni nói rằng: “Ham muốn danh lợi quá nồng nhiệt sẽ rơi vào chỗ chết, chìm đắm vào tham sân luyến ái quá độ sẽ rơi vào bể khổ; sự giác ngộ có thể khiến ta thoát khỏi bể khổ mà đến bến bờ bình an”. Ý nghĩ có phần lệch lạc thì cảnh giới đạt được cũng khác, vì vậy cần phải hết sức thận trọng.

ĐIỂN CỐ XỬ THẾ

Thời Chiến Quốc, gần biên giới phía bắc có một ông lão tên là Tái Ông. Tái Ông nuôi rất nhiều ngựa, trong bầy ngựa của ông bỗng nhiên có một con chạy mất, Tái Ông cười nói: “Mất một con ngựa tổn thất không lớn, chưa biết sẽ đem lại may mắn gì”. Mấy ngày sau con ngựa mất đó không chỉ quay về nhà mà còn dẫn theo một con tuấn mã khác của Hung Nô. Những người hàng xóm chúc mừng Tái Ông: “Con ngựa của ông không những không mất mà còn dẫn về một con ngựa khác, thật là có phúc”. Tái Ông nghe những lời chúc mừng của hàng xóm lại chẳng thấy vui mừng mà còn lo lắng nói: “Bỗng nhiên được một con ngựa chưa chắc là may mắn, không chừng có thể gây thêm phiền phức”. Tái Ông có một người con trai duy nhất vô cùng yêu thích ngựa, một hôm cậu bị té từ lưng con tuấn mã Hung Nô ấy xuống gãy chân, Tái Ông nói: “Không sao, chân gãy mà giữ được tính mạng, có lẽ là điều phúc”. Không lâu sau quân Hung Nô đem quân xâm phạm, thanh niên trai tráng đều bị gọi nhập ngũ, con trai của Tái ông vì bị gãy chân nên không thể tham gia quân đội được. Những thanh niên nhập ngũ đa phần đều tử trận, duy chỉ có con trai của Tái Ông còn giữ được tính mạng.

Bình luận