THIÊN KIẾN HẠI NHÂN, THÔNG MINH CHƯỚNG ĐẠO
Danh lợi và dục vọng chưa hẳn có thể làm hại tâm tính của bản thân, thiên kiến khăng khăng giữ ý mình, tự cho mình là đúng mới là yếu tố làm hại tâm hồn mình; ham mê nhan sắc dâm lạc chưa hẳn đã ảnh hưởng hoàn toàn đến phẩm chất đạo đức của con người, mà tự cho rằng mình thông minh, không xem ai ra gì mới là những chướng ngại làm ảnh hưởng đến đạo đức.
ĐIỂN CỐ XỬ THẾ
Thời Tần, thừa tướng Lý Tư bị gian thần Triệu Cao hãm hại. Triệu Cao tra tấn dã man, Lý Tư không chịu đựng nổi nữa, phải nhận bừa. Nhưng Lý Tư vẫn ảo tưởng, nghĩ rằng mình thông minh đã dâng sớ biểu lên cho Tần Nhị Thế để biện hộ cho bản thân. Khi sớ biện hộ dâng lên, Triệu Cao cho người giấu nhẹm đi, không để cho Tần Nhị Thế biết, mà còn cho người đánh đập tàn nhẫn để Lý Tư không dám mở miệng nữa. Lúc đó Tần Nhị Thế cũng không đích thân hỏi ông rõ ràng chân tướng sự việc thế nào, mà chỉ nghe và tin những lời lẽ phiến diện của Triệu Cao. Khi sớ phán quyết dâng lên, Nhị Thế vui mừng nói: “Nếu không có Triệu tiên sinh thì ta đã bị Lý Tư lừa rồi!”. Tần Nhị Thế lệnh chém Lý Tư và bêu đầu thị chúng ở Hàm Dương. Sau việc này, Tần Nhị Thế vẫn tin tưởng và nghe theo lời Triệu Cao, kết quả là ông cũng không thoát khỏi cái chết dưới tay Triệu Cao. Thông minh hại mình, thiên kiến hại người, “thông minh chướng đạo” quả không sai!