Trang chủ

Thái Căn Đàm

ĐỌC "KINH DỊCH" TRONG RỪNG THÔNG, BÀN "KINH THƯ” DƯỚI BỤI TRÚC

ĐỘC DỊ TÙNG GIAN, ĐÀM KINH TRÚC HẠ

Ngồi tĩnh lặng bên cửa sổ vào sáng sớm tinh mơ đọc “Kinh Dịch”, mài chu sa bằng những hạt sương rơi xuống từ trên những lá tùng và khoanh tròn những ý hay trong sách; chiều tà ngồi bên bàn đọc thuộc Kinh Thư, thả hồn theo những âm thanh trong trẻo quyện trong gió bay tản mác khắp rừng trúc.

ĐIỂN CỐ XỬ THẾ

Vương Miện là người Chư Ký, Chiết Giang. Khi được bảy tám tuổi, ông chăn bò ngoài đồng, lén chạy vào trường học nghe các học sinh đọc bài, nghe xong thì âm thầm ghi nhớ lại. Người mẹ nói với cha ông: “Con trai mê mẩn đến như vậy sao không để nó đi học!”. Thế là Vương Miện đến ở nhờ trong ngôi chùa của một vị hòa thượng. Đêm đến lén đi vào Phật điện, ngồi trên đầu gối của tượng Phật, ông đọc sách lanh lảnh dưới ánh đèn mãi đến khi trời sáng. Hơn nửa số tượng trong Phật điện là đắp bằng bùn đất, mặt mũi dữ dằn khiến người khác nhìn thấy phải khiếp sợ. Vương Miện là một đứa trẻ nên không chút để ý đến điều này, cứ như ông chẳng nhìn thấy gì. An Dương có một học giả tên là Hàn Tính, nghe nói Vương Miện chăm chỉ học như vậy thì cảm thấy rất kinh ngạc, bèn nhận ông làm đệ tử. Vương Miện chăm chỉ cố gắng học hành, cuối cùng trở thành người thông thái học rộng hiểu nhiều, thông thạo cổ kim. Có người muốn tiến cử ông làm quan, Vương Miện nói: “Tôi có đất có thể cày cấy trồng trọt, có sách để đọc, lẽ nào lại đi ôm những hồ sơ vụ án đứng ở công đường từ sáng đến tối để bán mạng cho người khác sao!”.

Bình luận