Trang chủ

Thái Căn Đàm

VIỆC ÁC CHỚ LÀM, VIỆC THIỆN PHẢI THEO

CHƯ ÁC MẠC TÁC, CHÚNG THIỆN PHỤNG HÀNH

Người thường xuyên tự kiểm điểm mình thì gặp việc gì cũng có thể biến thành liều thuốc hay khiến bản thân được tỉnh táo. Còn người thường oán trời trách đất, những suy nghĩ trong đầu sẽ như thương giáo làm bị thương chính mình. Một là con đường thông qua các việc làm lương thiện; một là ngọn nguồn hình thành nên những việc làm ác, có sự khác biệt rất rõ rệt.

ĐIỂN CỐ XỬ THẾ

Thời Chiến Quốc, vua nước Lỗ là Mạnh Tôn dẫn theo đoàn tùy tùng lên núi săn bắn, thần tử Tần Tây Ba và các tùy tùng bên cạnh. Trên đường đi săn, Mạnh Tôn bắt sống được một con hươu nhỏ rất dễ thương, ông sai Tần Tây Ba đem con hươu về cung trước. Trên đường về, Tần Tây Ba phát hiện có một con hươu lớn đang đi theo sau, nó không ngừng kêu gào than khóc. Tần Tây Ba biết đây là con hươu mẹ, trong lòng ông thực sự không nỡ nhẫn tâm nên ông thả con hươu con ra. Sau khi biết chuyện này Mạnh Tôn vô cùng tức giận đuổi Tần Tây Ba ra khỏi cung. Một năm sau, con trai của Mạnh Tôn đến tuổi đi học, Mạnh Tôn bèn tìm một người thầy tốt dạy cho con trai. Ông nhớ đến Tần Tây Ba bị đuổi ra khỏi cung trước đây thì trong lòng cảm thấy rộng mở sáng suốt hơn, lập tức lệnh cho người đi tìm Tần Tây Ba và mời ông về cung, bái ông làm thầy của thái tử. Các hạ thần bên cạnh không hiểu cách làm của Mạnh Tôn bèn hỏi: “Tần Tây Ba năm đó đã tự mình thả con hươu mà đại vương yêu quí, ông ấy là kẻ có tội, bây giờ sao ngài lại mời ông ấy về làm thầy của thái tử?”. Mạnh Tôn cười nói: “Tần Tây Ba không những học vấn giỏi mà còn có một trái tim nhân từ. Ông ấy có lòng thương cảm trắc ẩn ngay cả với một con hươu, thà để bản thân mình chịu tội chứ không làm hại đến tình mẫu tử của động vật. Cho nên, bây giờ mời ông ấy làm thầy của thái tử là ta yên tâm rồi”.

Bình luận