Trang chủ

Thái Căn Đàm

CON NGƯỜI LÀ HÌNH ẢNH THU NHỎ CỦA TRỜI ĐẤT, TRỜI ĐẤT LÀ PHỤ MẪU CỦA CON NGƯỜI

NHÂN NÃI THIÊN ĐỊA CHI THÚC ĐỒ, THIÊN NÃI NHÂN CHI PHỤ MẪU

Cơ thể chúng ta là một thế giới nhỏ, nếu hưng phấn và vui mừng thì không được vượt quá qui tắc, làm cho những sở thích của mình tuân thủ theo một nguyên tắc nhất định mới là bản lĩnh điều chỉnh hài hòa của con người. Giới tự nhiên to lớn như cha mẹ của nhân loại, nếu có thể khiến con người không oán hận và than vãn, vạn sự vạn vật không bị thiên tai họa hoạn thì có thể thấy được cảnh thái bình an lành.

ĐIỂN CỐ XỬ THẾ

Mạnh Tử đi gặp Lương Huệ Vương, Lương Huệ Vương nói: “Tiên sinh không quản ngại đường xa ngàn dặm mà đến đây, có lẽ có phương pháp gì có lợi cho nước Lương!”. Mạnh Tử nói: “Sao đại vương lại muốn lợi? Chỉ cần có hai chữ Nhân Nghĩa là đủ rồi”. Đối với Mạnh Tử, Nhân Nghĩa và Lợi ích là hai điều mâu thuẫn nhau không thể cùng tồn tại. Nhưng Tuân Tử - nhân vật đại diện cho Nho gia lại không cho là vậy, ông chủ trương thống nhất Nghĩa và Lợi với nhau. Có thể thấy Tuân Tử hiểu rõ con người hơn Mạnh Tử, vì tư tưởng của ông là hiện thực, hợp lý và con người cũng dễ dàng thực hiện được. Tuân Tử nói: “Nghĩa và Lợi là thứ mà mọi người đều cần, người đề xướng Nghĩa không nhất thiết phải che giấu Lợi, người theo đuổi Lợi không cần phải làm trái với Nghĩa. Nghĩa nên nói đến mà tiền cũng nên kiếm tìm, con người sống như vậy mới toàn vẹn. Người quân tử ham tiền tài nhưng kiếm tiền tài phải có đạo đức. Thấy lợi mà quên nghĩa tất nhiên là loại người không đáng để tâm đến. Vì vậy, người thông minh chỉ cần căn cứ vào chính đạo mà hành sự”.

Bình luận