Trang chủ

Thái Căn Đàm

KẺ ÁC ĐỌC SÁCH SẼ TIẾP SỨC CHO CÁI ÁC

ÁC NHÂN ĐỘC THƯ, THÍCH DĨ TỀ ÁC

Tâm hồn có một cõi Niết bàn, tư tưởng thuần khiết thì người đó mới có thể nghiên cứu thơ văn, học được những đạo đức tốt đẹp của các thánh hiền. Nếu không, người vừa thấy một hành vi tốt đã lén lút dùng để thỏa mãn những ước muốn riêng tư của mình, nghe được một câu nói hay đã mượn cớ để che giấu những khuyết điểm của mình, hành vi này đồng nghĩa với việc giúp thêm vũ khí cho kẻ thù, vận chuyển lương thực cho kẻ trộm.

ĐIỂN CỐ XỬ THẾ

Nghiêm Tung là đại gian thần có tiếng xấu trong lịch sử Trung Quốc, sau khi lên chức Thủ phụ (tương đương với chức tể tướng) giữa năm Minh Thế Tông Gia Tĩnh, hắn chuyên quyền bạo ngược, mua quan bán tước, làm biết bao điều ác kéo dài suốt mười lăm năm. Là đồ đệ của thói vô đạo đức bỉ ổi như vậy nhưng hắn lại là một kẻ có tài nghiên cứu am hiểu thơ văn, trình độ thơ văn rất thâm sâu. Năm Gia Tĩnh mười sáu, bầu trời kinh thành cả ngày đầy ráng màu, các đạo sĩ nói đây là những đám mây nhiều màu sắc, là điềm báo quốc thái dân an. Nghiêm Tung nhân cơ hội này dồn hết tâm sức để học và viết một bài thơ “Kính vân phú” tặng cho hoàng đế Minh Thế Tông đương thời. Minh Thế Tông sau khi xem xong, cảm thấy từng câu chữ trong bài thơ này trang nhã tinh tế, từ ngữ trau chuốt, văn phong hoa mỹ, được các đại thần khen ngợi chúc tụng. Thế Tông càng đọc càng yêu thích, vội vàng gõ nhịp khen hay. Nghiêm Tung sau khi nghe nói lại cảm thấy sự cổ vũ khích lệ vô cùng to lớn, không lâu sau hắn lại tranh thủ cho kịp thời cơ làm tiếp bài “Đại lễ tạo thành tụng”. Thế Tông đọc xong thấy từng câu chữ như ngọc trân châu quý báu, đều rất thăng hoa bay bổng, càng quyến luyến không rời được.

Từ đó, Thế Tông nhìn Nghiêm Tung với một cặp mắt khác, ngày càng sủng ái hắn sâu đậm. Nghiêm Tung từ đó mà bay thẳng lên mây cao, cuối cùng đã nắm cả quyền hành trong tay một thời.

Bình luận