Trang chủ

Thái Căn Đàm

THẬN TRỌNG TRONG LỜI NÓI VÀ HÀNH ĐỘNG LÀ ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ

CẨN NGÔN THẬN HÀNH, QUÂN TỬ CHI ĐẠO

Chín lần nói đúng chưa chắc mọi người khen ngợi bạn nhưng nếu một lần nói sai tất sẽ bị người chỉ trích; mười lần mưu lược có chín lần thành công, chưa chắc mọi người sẽ ghi công cho bạn nhưng nếu một lần mưu lược bất thành sẽ bị phê bình chỉ trích dồn dập. Người quân tử thà giữ im lặng hơn là nóng nảy nhiều lời, thà tỏ ra mình là kẻ vụng về hơn là tự đưa những lý lẽ chứng tỏ mình thông minh.

ĐIỂN CỐ XỬ THẾ

Dưới triều Tùy, cha của vị tướng nổi tiếng Hạ Nhược Bật là Hạ Đôn đảm nhiệm chức Kim Châu tổng quản. Đương thời trong triều có một vị đại thần tên là Vũ Văn Hộ ngang ngược hống hách, coi trời bằng vung. Hạ Đôn thường chỉ trích ông ta trước mặt những người khác, thế là Vũ Văn Hộ kiếm cớ để vu cáo hãm hại Hạ Đôn phải tội chết. Trước khi chết Hạ Đôn dặn dò Hạ Nhược Bật: “Cha gặp tai bay vạ gió thế này đều do họa từ miệng mà ra, con phải ghi nhớ kỹ những điều cha dặn này”. Nói xong ông cầm chiếc dùi đập vào miệng Hạ Nhược Bật cho đến khi chảy máu mới thôi, ông mượn việc này để khuyên răn con sau này nói điều gì phải thận trọng dè dặt.

Hạ Nhược Bật lúc đầu rất ghi nhớ bài học xương máu của cha, nên mấy lần thoát khỏi họa sát thân. Sau này công lao của ông ngày càng lớn nhưng được phong thưởng lại không bằng người khác, ông luôn miệng kêu ca oán thán, nói tốt nói xấu: cuối cùng vì lén lút cùng người khác nghị luận Tùy Dạng Đế xa xỉ hoang phí, nên ông đã gặp họa sát thân năm 64 tuổi.      

Bình luận