HẬU ĐỨC TÁI VẬT, NHÃ LƯỢNG DUNG NHÂN
Nơi dơ bẩn thường sinh sôi nhiều sinh vật, trái lại trong suối nước trong vắt lại chẳng có cá sinh trưởng. Người quân tử chân chính có đức hạnh, phải có phong thái biết dung nạp những khuyết điểm của người và khoan dung tha thứ lỗi lầm của người, tuyệt đối không tự cho mình là thanh cao.
ĐIỂN CỐ XỬ THẾ
Vị nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc - Võ Tắc Thiên, đối nhân xử thế vừa độc đoán ngang ngược, vừa khoan hồng đại lượng, vừa làm điều thiện cho người khác, đặc biệt là không có lòng hận thù cá nhân, sự rộng lượng của bà để lại cho người đời sau ấn tượng thật sâu sắc. Theo lịch sử ghi chép, sau khi Võ Tắc Thiên đăng cơ không lâu, một nữ nhi phản thần tên là Thượng Quan Uyển Nhi có lòng thù hận sâu sắc vì cha mẹ bị giết, trước mặt Võ Tắc Thiên bà làm một bài thơ là “Tiễn Thái Hoa”, hai câu sau là “Tá vấn đào tướng lý, tương loạn dục hà như?”. Ý nói rằng: “Bà, người phụ nữ không biết chừng mực, tranh đoạt quyền của nam giới, làm loạn đạo đức luân thường, nên đi về đâu?”. Dễ thấy mũi nhọn này là trực tiếp chỉa vào Võ Tắc Thiên. Nhưng Võ Tắc Thiên không vì vậy mà căm ghét bà, lại càng không bức hại bà, mà trái lại, xem lời chỉ trích này như một kế sách để cảnh giác mình, là một “đoản kiếm” hiếm thấy. Võ Tắc Thiên mời Thượng Quan Uyển Nhi vào cung để giám sát công việc của mình. Võ Tắc Thiên khoan dung độ lượng ở điểm này. Không căm ghét những hành vi của người phản đối mình, điều này khiến cho Thượng Quan Uyển Nhi cảm động sâu sắc và trở thành người chân thành ủng hộ Võ Tắc Thiên cầm quyền. Chính vì Võ Tắc Thiên mở lòng khoan dung độ lượng đối đãi với người, thi hành sách lược chính trị với người bằng việc thiện, nên thời kỳ bà đương vị, đất nước phồn vinh thịnh trị.