Trang chủ

Thái Căn Đàm

KHÔNG SỢ TIỂU NHÂN, CHỈ SỢ NGỤY QUÂN TỬ

BẤT PHẠ TIỂU NHÂN, PHẠ NGỤY QUÂN TỬ

Chính nhân quân tử giả làm người lương thiện, chẳng khác gì loại tiểu nhân mặc sức làm điều ác; quân tử nếu thay đổi chí hướng phẩm chất đạo đức của mình, lại không bằng một tiểu nhân biết đau khổ hối lỗi để trở thành một con người mới.

ĐIỂN CỐ XỬ THẾ

Trong tiểu thuyết của một tác giả vô danh thời Minh “Dương gia tướng diễn nghĩa”, con trai của danh tướng đời Bắc Tống Dương Văn Quảng là Dương Hoài Ngọc, tính cách cương trực không a dua nịnh hót theo bọn quyền thần. Khi Tống Thần Tông còn tại vị, Dương Văn Quảng có công bình Tây Phiên, Tân La và được phong làm “Vô địch đại tướng quân”, điều này gây nên sự đố kỵ ganh ghét của gian tướng Trương Mậu. Trương Mậu bên ngoài tỏ ra rất ôn tồn lễ độ, lúc nào cũng ra vẻ một người khiêm tốn, nhưng kỳ thực lại là một kẻ tiểu nhân tự tư tự lợi, đố kỵ ganh ghét tài năng. Hắn hãm hại Dương Văn Quảng trước mặt Tống Thần Tông, khiến cả nhà Dương gia suýt bị chém đầu. Sau đó Dương Hoài Ngọc giả làm kẻ cướp giết chết Trương Mậu rồi rút lui về ở ẩn. Tống Thần Tông sau đó biết được đầu đuôi sự việc, ông cảm thấy rất có lỗi với Dương Văn Quảng, bèn phái Khiển Châu Vương Phong đem ý chỉ của mình đến mời Dương Hoài Ngọc quay về phò tá việc triều chính. Dương Hoài Ngọc cự tuyệt bằng cái chết, ông thà trồng trọt trong vườn, sử dụng lương thực do chính sức mình làm ra mà lưu lại thanh danh cả đời, tuyệt nhiên không muốn bước chân vào chốn quan trường. Cái khó trong đối nhân, xử thế, đặc biệt là cái khó trong việc kết bạn với quân tử, quả thực khiến Dương Hoài Ngọc không chịu nổi, tâm tư sức lực ngán ngẩm suy kiệt, vì thế ông quyết định ẩn cư trong rừng núi, tránh xa sự tranh giành ở thế gian.

Bình luận