VẠN SỰ GIAI DUYÊN, TÙY NGỘ NHI AN
Phật giáo coi trọng việc thuận theo nhân duyên, thuận theo tự nhiên, còn Nho giáo chú trọng đến việc giữ bổn phận; bốn chữ “tùy duyên tố vị” là ý chỉ con thuyền vượt qua bể khổ cuộc đời. Nói chung, do cuộc đời mờ mịt vô bờ bến nên mới nảy sinh việc theo đuổi tìm kiếm sự hoàn mỹ, vì vậy những suy nghĩ lộn xộn liên tục xuất hiện, nên tìm cách an nhàn khi đối diện với mọi sự, bất luận nơi đâu cũng nên vui mừng đắc ý.
ĐIỂN CỐ XỬ THẾ
Ngày xưa bên dòng suối có hai ông lão đang ngồi trên hai mỏm đá câu cá. Ông Giáp dễ dàng câu được rất nhiều cá, ông Ất cả ngày lại chẳng câu được một con cá nào, ông bèn vất cần câu lên đất hỏi thăm ông Giáp: “Mồi câu của hai người chúng ta giống nhau và cùng câu ở một dòng nước nhưng tại sao giữa cái được và không được lại khác biệt đến vậy?”. Ông Giáp nói: “Khi tôi vừa đặt mồi câu xuống thì chỉ biết có một mình tôi mà không nghĩ đến cá, không hề chớp mắt, tinh thần không thay đổi nên cá cũng quên rằng có người như tôi đang ngồi câu, vì vậy tôi dễ dàng câu được cá. Còn ông, trong lòng cứ nghĩ đến cá, mắt cứ nhìn chăm chăm vào cá, tinh thần biến động không ngừng nên cá sợ chạy hết, sao có thể câu được cá chứ? Vạn sự đều phải tùy duyên, ông chỉ cần giữ thần thái vui tươi đắc ý, tự nhiên sẽ câu được cá”. Ông Ất làm theo lời chỉ dẫn của ông Giáp, quả nhiên cũng câu được cá.