Trang chủ

Thái Căn Đàm

CHÂN PHÁC, DUNG DỊ LÀ ĐẠO LÝ XỬ THẾ

BÃO PHÁC THỦ CHUYẾT, THIỆP THẾ CHI ĐẠO

Người mới bước chân ra xã hội, kinh nghiệm từng trải chưa là bao nên dễ bị tiêm nhiễm những thói hư, tật xấu. Còn những người từng trải thì bản lĩnh vững vàng hơn. Vì vậy, người quân tử cần giữ gìn tính cách giản dị chất phác, làm việc gì cũng phải thận trọng dè dặt, biết uyển chuyển nhân nhượng để được an toàn, rộng lượng khoáng đạt một chút để không đánh mất sự hồn nhiên, dung dị.

ĐIỂN CỐ XỬ THẾ

Hán Văn Đế Lưu Hằng là vị hoàng đế nổi tiếng tiết kiệm trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai thứ tư của Hán Cao Tổ Lưu Bang, mẹ là Bạc Thái hậu.

Bạc Thái hậu xuất thân bần hàn. Mẹ bà là Ngụy Ổn đã dâng tặng bà cho Ngụy Báo - người tự xưng Ngụy Vương trong giai đoạn nông dân nổi dậy cuối thời Tần. Sau khi Lưu Bang đánh bại Ngụy Báo, Bạc Cơ (Bạc Thái hậu) bị bắt đưa đi dệt vải tại cung của Hán Vương ở Trường An. Một hôm Lưu Bang đến thăm khu dệt vải trong cung, thấy Bạc Cơ xinh đẹp bèn động lòng cho triệu vào cung hầu. Không lâu sau Bạc Cơ sinh Lưu Hằng. Năm Cao Tổ thứ 10 (năm 197 trước Công nguyên), tướng nước Đại là Trần Hy câu kết với Hung Nô phản Hán và tự xưng vương. Lưu Bang đích thân dẫn đại quân bình định quân phản loạn và lập Lưu Hằng làm vương. Khi đó Lưu Hằng mới tám tuổi.

Bạc Cơ là người hiền hậu, cư xử ôn hòa nhã nhặn, chưa từng làm mất lòng ai và cũng không tiếp xúc nhiều với người khác, càng không ham muốn quyền lực, chỉ biết chuyên tâm chăm sóc con, thích cuộc sống bình yên an phận. Vì vậy, sau khi Hán Cao Tổ Lưu Bang qua đời, Lã Hậu lạm dụng quyền hành và rất tàn bạo nhưng lại không làm khó dễ Bạc Cơ, vẫn để bà theo con Lưu Hằng đến nước Đại làm Đại Thái hậu.

Bình luận